Cơn bão ung thư
Tỉ lệ người tử vong do mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng không phanh hãm và đang ở mức báo động ngay cả ở Việt Nam và trên toàn cầu.
Ung thư không phải là đề tài mới được mọi người quan tâm mà nó đã trở thành cơn bão làm dậy sóng lòng người từ hàng ngàn thập kỷ qua sự minh chứng từ hiểm họa, từ sự sống mong manh của bao kiếp người trót mang trong mình mầm bệnh ung thư. Không những vậy, ung thư còn được cả thế giới quan tâm vì y khoa hiện đại vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị các tế bào gây ra căn bệnh này.
Tại sao ung thư đã trở thành “cơn bão”?
Theo y học hiện đại, ung thư là những tế bào ác tính, biến đổi đột ngột từ những tế bào bình thường vì một số lý do được nhận biết bởi hiện tượng suy giảm khả năng kiểm soát sự sinh trưởng và chức năng tế bào dẫn tới những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể do sự tràn lan và hiện tượng di căn. Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh.
Mỗi năm, người tử vong vì căn bệnh này trên toàn cầu chiếm khoảng 2,9%. Viện nghiên cứu quốc tế về ung thư cũng đã cảnh báo: người tử vong vì bệnh ung thư sẽ tăng khoảng 60%, từ 14 triệu người tăng đến 22 triệu người (từ năm 2012 đến 20 năm sau nữa), tức là tăng từ 8.2 triệu người đến 13 triệu người mỗi năm.
Ở Việt Nam, cứ mỗi năm tăng 5,4% trường hợp mắc bệnh ung thư. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Bộ Y Tế Việt Nam, cứ mỗi năm có khoảng 150.000 đến 200.000 người bị mắc phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo này. Trong đó có 75.000 đến 100.000 người bị tử vong.
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau. Ở nam giới, ước tính cứ 100.000 người thì có đến 181 người bị ung thư. Ở nữ giới, ước tính cứ 100.000 người thì có 135 người bị ung thư. Dữ liệu này được thống kê ở Việt Nam năm 2010, cao hơn nhiều so với năm 2000 (147 người ở nam giới và 102 người ở nữ giới).
Riêng ở Mỹ theo thống kê năm 2014 có khoảng 585.720 thiệt mạng vì ung thư, ước tính cứ 54 giây thì sẽ có một người chết vì ung thư. Con số này sẽ không dừng ở đó và sẽ tiếp tục tăng mỗi năm từ 14.000.000 đến 22.000.000 người và liên tục kéo dài suốt hai thập kỷ tới.
Bệnh ung thư chiếm tỉ lệ tử vong cao bao gồm: ung thư đại tràng và ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
Nguyên nhân dẫn đến ung thư
Các nguyên nhân chính gây ra ung thư bao gồm hai nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Nhân tố bên ngoài được xác định là các nhân tố hóa học (Nhựa đường, thuốc nhuộm, thành phần của khói thuốc lá…), nhân tố vật lý (Tia cực tím, bức xạ ion hóa…), nhân tố sinh học (Nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng). Nhân tố bên trong, được xem là nguyên nhân chính yếu gây nên ung thư tồn tại bên trong cơ thể con người, trong các tế bào của cơ thể và tùy thuộc vào điều kiện sinh lý. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng lên các nhân tố bên trong cơ thể. Cuối cùng, các tế bào bên trong cơ thể và điều kiện sinh lý chính là nguyên nhân tồi tệ trong sự phát triển của bệnh ung thư.
Nói tóm lại, ung thư được xem là một căn bệnh mãn tính, là sự đau ốm của toàn bộ cơ thể và ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Để hạn chế vấn đề này, các nhà y học hiện đại xác định rằng: “Ung thư có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu” kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thanh lọc tự nhiên.
Những biến đổi của cơ thể khi bị ung thư ra sao?
Như chúng ta đã biết, ung thư không chỉ có một mà hiện tại có khoảng 200 loại ung thư khác nhau (Thống kê của website http://www.cancerresearchuk.org). Mỗi loại ung thư khác nhau thì cơ thể của bệnh nhân sẽ có những biến đổi khác nhau. Nhìn chung, ban đầu các bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng chỉ khi ung thư phát triển, bệnh nhân có những triệu chứng như: Các khối u bất thường hay phù nề, các hạch bạch huyết lớn lên, ho ra máu và xảy ra hiện tượng ăn mất ngon hay thiếu máu… Trong khuôn khổ bài viết ngắn, người viết trình bày hai vấn đề cơ bản: Ăn mất ngon và hiện tượng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư.
Có thể nhận thấy, ăn mất ngon là kết quả của một tiến trình sinh học, có nguyên nhân là sự chuyển đổi của tế bào cơ thể (Đặc biệt là tế bào ung thư) trở lại thành tế bào máu (Tế bào hồng huyết) nên cần phải có cơ chế hỗ trợ để tăng cường sự sản sinh của tế bào hồng huyết. Tương tự như vậy, chứng thiếu máu cũng có thể dễ dàng giải thích rằng đó là do sự sinh trưởng của các tế bào ung thư. Những tế bào ung thư được biến đổi từ tế bào hồng huyết nhanh hơn rất nhiều lần so với tế bào bình thường nên chắc chắn chúng không được cấu trúc tốt và yếu đuối. Chính sự lý giải này đã được các nhà nghiên cứu, các bác sĩ y khoa hiện đại dựa vào để đưa ra khái niệm, cơ sở cho việc điều trị bệnh ung thư bằng cách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi giữa tế bào ung thư thành tế bào hồng huyết. Có nghĩa, mọi người cần giảm thiểu, bài trừ hoặc tác động lên những điều kiện sống là các nhân tố bên ngoài (lý, hóa, sinh) để sự trao đổi chất của các tế bào (nhân tố bên trong) được diễn ra một cách bình thường.
Bệnh ung thư sẽ không chừa một ai, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, gia tăng nhanh ở từ độ tuổi 40 trở đi và ngày đang trẻ hóa dần. Nguy hiểm hơn, người mắc bệnh ung thư thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng, thậm chí là ở trong giai đoạn cuối.
Vì vậy, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Mỗi chúng ta nên quan tâm đến sức khỏe hơn, không chỉ cho bản thân mà cho cả người thân của chúng ta. Cần có biện pháp ngăn ngừa ung thư cũng như khám sức khỏe định kỳ để kịp thời chữa trị nếu ai không may khi mắc phải căn bệnh này.
Bệnh ung thư – tỷ lệ tử vong cao nhưng không có nghĩa là không phòng chống được, không chữa trị được. Vẫn còn đâu đó những con người may mắn thoát khỏi tiếng gọi của tử thần sau bao lần điều trị, duy trì sử dụng các phương thuốc tây y, thuốc nam, thuốc bắc, giữ một chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp, giữ cho tinh thần ổn định… nhằm tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống chọi bệnh.
Sự sống sẽ còn tồn tại nếu như chúng ta còn hi vọng và còn ý chí chiến đấu!
>>> Xem thêm: Làm thế nào để chủ động phòng ngừa ung thư?