Chế độ sinh hoạt cho người bị ung thư

Theo thống kê hàng năm, ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Vì vậy, xây dựng một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư giúp tăng cường thể lực và tinh thần cho bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng.

Chế độ sinh hoạt cho người bị ung thư như thế nào? Tại sao cần có một chế độ sinh hoạt khác? Người thân cần lưu ý về chế độ luyện tập, ăn uống của bệnh nhân ung thư ra sao… sẽ được gợi ý trong bài viết nhỏ này.

Tại sao người ung thư lại cần có một chế độ sinh hoạt khác?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ung thư không có chế độ sinh hoạt hợp lý cùng với quan niệm không được ăn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng đã khiến cho nhiều bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt về dinh dưỡng, thể chất và tinh thần.

Sở dĩ, những khối u dần phát triển hay các tế bào ung thư ngoài tầm kiểm soát mới là nguyên nhân chính khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn chứ không phải do sinh hoạt và ăn uống. Việc thay đổi tâm sinh lý hay do các chất tiết ra từ khối u hoặc những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, thực quản, dạ dày… ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường. Lúc này, bệnh nhân cần phải luyện tập tinh thần tốt để tránh việc chán ăn, dẫn đến kiệt sức.

Quan tâm đến người bệnh và có một chế độ sinh hoạt ăn uống và luyện tập phù hợp để giảm thiểu những tình trạng như trên là điều cần thiết.

Bổ sung dinh dưỡng

Bệnh nhân điều trị ung thư nên ăn nhiều rau quả có chứa chất xơ, ăn nhiều cá và giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước… sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng để chống lại ung thư. Ngoài ra, người thân cũng nên chiều theo khẩu vị của bệnh nhân ung thư, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thu dưỡng chất.

Ảnh minh họa: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Ảnh minh họa: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân ung thư:

  • Đạm: có trong thịt, cá, cua, tôm… vì chứa nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể. Để đảm bảo, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
  • Rau quả: Chọn các loại rau quả tươi, sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quá trình sơ chế, hạn chế làm mất các vitamin có trong rau quả. Một số loại rau quả có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải, bông cải xanh, cải xoong…
  • Tinh bột: Cần chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô; các loại củ như khoai tây, khoai lang… và tránh những thực phẩm chế biến sẵn chứa đường gây nhiều tác hại cho cơ thể.
  • Chất béo: Bổ sung chất béo không bão hòa đơn từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ hay các loại nước sốt dầu, giấm hoặc nước sốt trộn salad ít béo.

Luyện tập về thể chất

Không cần những buổi tập mất nhiều sức lực, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường thể chất chống lại căn bệnh này. Đồng thời giảm nguy cơ tái phát ung thư sau này.

Ngoài đi bộ, các bài tập yoga bao gồm kỹ thuật hít thở có kiểm soát, thiền định và thư giãn có chất lượng cuộc sống tốt hơn, sức khỏe tổng thể được cải thiện và điều chỉnh được lượng hormone gây căng thẳng trong quá trình điều trị ung thư. Một số động tác Yoga đơn giản, dễ thực hiện dành cho bệnh nhân ung thư:

  • Tư thế Savansana: Chuẩn bị 01 tấm thảm và 01 chiếc gối tròn. Nằm ngửa, nhắm mắt, co đầu gối và duỗi tay thoải mái như hình minh họa. Thực hiện 05 lần hít vào – thở ra sâu.

tu-the-Savasana

  • Tư thế bắc cầu (Bridge): Nằm ngửa trên tấm thảm. Uốn cong đầu gối và nâng người lên để cho lòng bàn chân và phần trên khủy tay chạm vào thảm. Nhắm mắt và hít thở sâu.

tu-the-bridge

  • Tư thế chiến binh (Warrior II): Đặt cái ghế ở giữa tấm thảm Yoga. Di chuyển người đến tấm thảm và ghế (như hình), mở mắt, duỗi hai tay, nhìn thẳng vào một vị trí.

tu-the-warrior ii

Luyện tập về tinh thần

Song song với rèn luyện thể chất, bệnh nhân ung thư cố gắng giữ tinh thần thoải mái. Bởi vì, tinh thần tốt cũng có thể tự chữa lành những vết thương nên hãy gạt bỏ những lo lắng, những nỗi sợ hãi khi phải đối diện với căn bệnh. Song song với rèn luyện thể chất, để giữ tinh thần ổn định cho bệnh nhân, người thân cũng nên thường xuyên trò chuyện, tạo không khí vui vẻ để bệnh nhân lạc quan hơn.

Một số lưu ý cho người thân bệnh nhân ung thư cần biết:

  • Cần cởi mở, trung thực với người bệnh, tránh giấu diếm bệnh tình của con cái, anh chị hay vợ chồng mình.
  • Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất.
  • Đa dạng hóa các loại thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn.
  • Nên súc miệng cho bệnh nhân trước khi dùng bữa bằng các loại nước ép trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…
  • Luyện tập thể dục thể thao cùng với người bệnh và giúp đỡ họ tập các bài tập nhẹ.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ sinh hoạt của người bệnh ung thư và một số lưu ý cho người nhà bệnh nhân cần điều chỉnh để phù hợp với hoạt động điều trị và sinh hoạt của bệnh nhân.

Nguồn: http://umekenbetaglucan.vn/