Ung thư cổ tử cung nên ăn uống gì?
Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung bệnh nhân thường cảm thấy mất tinh thần, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thường xuyên buồn nôn, chán ăn khiến sức khỏe ngày càng suy yếu. Chính vì vậy cần có chế độ ăn uống đầy đủ để người bệnh được cung cấp thêm dưỡng chất, giúp cơ thể nhanh phục hồi, có thêm sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Ung thư cổ tử cung nên ăn uống gì?
Qủa mâm xôi: Trong quả mâm xôi chứa nhiều hợp chất axit ellagic và chất chống oxy hóa nên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung. Qủa mâm xôi cũng có chiết xuất xeton giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Bơ: Bơ được xem như một loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, có khả năng tấn công mạnh mẽ vào các gốc tự do bằng cách hạn chế khả năng hấp thu của ruột để làm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Rau mùi tây: Là một loại rau thơm rất bình thường nhưng rau mùi tây lại có công dụng chữa bệnh tuyệt vời, đặc biệt là các bệnh về ung thư, tim mạch. Trong mùi tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene và quercetin giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư. Loại rau này còn chứa các chất flavonoid (chất oxy hóa mạnh) ít được biết đến như luteolin, apigenin, chrysoeroil. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy apigenin có liên quan đến việc giảm ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng, ung thư máu và ung thư cổ tử cung bằng cách gây trở ngại đến các tế bào ung thư phát triển và củng cố các đặc tính chống lại khối u của hệ miễn dịch.
Rau húng quế: Húng quế thường được sử dụng như một loại gia vị với hương thơm tuyệt vời cho các món ăn. Ngoài ra, nó cũng là một thực phẩm giúp chữa nhiều bệnh. Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Y Chung Shan, Đài Loan, Đài Trung được công bố năm 2010, trên Tạp chí sản khoa và phụ khoa Đài Loan thì trong húng quế có hợp chất axit caffeic có hiệu quả ngăn ngừa ung thư cổ tử cung vô cùng tốt.
Người bệnh ung thư cổ tử cung cũng được khuyến khích ăn các loại thực phẩm như:
Sữa, các sản phẩm làm từ sữa: Sữa là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và vô cùng tốt cho sức khỏe với nhiều thành phần có ích như chất béo, protein, cacbonhydrat, vitamin, khoáng chất… Các chế phẩm từ sữa thường là phô mai, sữa chua, sữa lắc, sữa hương liệu, sữa chua uống, sữa nuôi cấy… Tuy nhiên, phải tùy vào độ tuổi, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng mà chọn loại sữa cho thích hợp.
Trái cây: Nên chọn các loại trái cây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như mơ, đào, cam, kiwi, đu đủ, nho, việt quất, xoài, ổi….
Rau, củ: Người bệnh nên chọn các loại rau có màu xanh đậm như măng tây, rau bina, các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoong, bắp cải, rau bina… Nên bổ sung thêm các loại củ như cà rốt, khoai lang, bí ngô, củ cải, củ sắn, bí ngô…
Trứng: bao gồm các loại trứng được chế biến theo các phương pháp như chiên, kho, luộc, ốp la…
Thịt gia cầm: Thịt gà, thịt nạc, thịt gà tây, nên chọn các loại thịt tươi sống, được chế biến đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm chứa tinh bột: các loại hạt, lúa mì, bột yến mạch, gạo lứt, bột ngũ cốc…
Các loại thực phẩn chứa nhiều omega3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… cũng sẽ góp phần giúp bệnh nhân giảm viêm gây tiêu năng lượng quá mức và kích thích cảm giác thèm ăn.
Người mắc ung thư cổ tử cung cũng nên uống các loại thức uống như: nước, nước ép, sinh tố hoa quả, nước canh, trà hoa cúc, nước điện giải pha loãng…
Khi ăn, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, đảm bảo mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3h đồng hồ để giúp việc ăn uống được dễ dàng, các cơ quan tiêu hóa không phải làm việc vất vả mà đảm bảo vẫn đủ chất cho người bệnh.
Người bệnh ung thư cổ tử cung cũng nên ăn từ từ và nhai kĩ, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Sau khi ăn thì nên nằm khoảng 30 phút rồi mới được hoạt động.