Ung thư máu – triệu chứng
Triệu chứng của bệnh bạch cầu
Gan, lá lách sưng to: 50% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu đều sưng to ở gan và lá lách
Xuất huyết: là tình trạng thường gặp ở bệnh bạch cầu, các bộ phận xuất huyết có thể lan ra toàn thân
Thiếu máu: thời kỳ đầu sẽ xuất hiện tính trạng thiếu máu, biển hiện như da trắng nhợt nhạt, chóng mặt, cảm giác trống ngực đập mạnh
Phát bệnh đột ngột: bệnh khởi phát đột ngột, quá trình bệnh tình ngắn, xảy ra nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Phát sốt: Sốt liên tục hoặc bất thường, nhiệt độ từ 37,5~40 độ hoặc cao hơn. Khi sốt thì có cảm giác lạnh nhưng không run.
Tổn thương ở da và niêm mạc: phát sinh nốt sần và cục u ở da, sưng và viêm loét ở đường niêm mạc mũi-hô hấp.
Hạch bạch huyết: hạch lan rộng toàn thân và sưng to, kết cấu vừa cứng vừa mềm, bề mặt nhẵn, không đau, không có độ bám dính.
Viêm nhiễm hệ thần kinh: các tế bào thâm nhiễm vào khu vực màng nhện, màng não, xuất hiện triệu chứng tăng áp lực nội sọ và tê liệt chân tay.
Các biến chứng
Nhiễm bạch cầu: bệnh bạch cầu và hóa trị gây ra mất bạch cầu hạt, dẫn đến bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết.
Xuất huyết: Bệnh bạch cầu làm giảm tiểu cầu, dễ dàng gây xuất huyết ở đường hô hấp, đường tiết niệu và nội sọ.
Thoái hóa đường ruột: thông qua các phương pháp hóa trị,trị xạ, đường ruột bị ảnh hưởng, khả năng đào thải kém.
Đông máu nội mạch lan tỏa: là triệu chứng xuất huyết tổng hợp rất nghiêm trọng
Nồng độ Acid uric trong máu cao: lượng acid thải ra của người bệnh tương đối lớn, nồng độ acid cao dẫn đến việc nhanh chóng bão hòa và lắng đọng, dễ dàng hình thành tình trạng thiểu niệu vô niệu.
Bệnh về phổi: Các tế bào trung tính trưởng thành bình thường giảm, khả năng miễn dịch cũng giảm, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng phổi.
Mất cân bằng điện giải: Tế bào tổn thương quá nhiều và hóa trị liệu quá nhiều gây ra nguy cơ rối loạn tiêu hóa, dẫn đến việc mất cân bằng các chất điện giải.
Phương pháp chăm sóc đối với bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu
Định kỳ dùng thuốc, không được tự ý dừng dùng thuốc, dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh.
Phòng chống nhiễm trùng, duy trì vệ sinh trong gia đình, đặc biệt là ở bếp, nhà vệ sinh.
Tập thói quen giữ vệ sinh, đây là thói quen có thể dễ dàng làm được.
Bất cứ lúc nào cũng phải để phòng xuất huyết, da dẻ nếu xuất hiện máu đông cục thì không nên gạt bỏ, mà để tự tiêu tan.
Chú ý vệ sinh thực phẩm, ăn các thức ăn có chứa protein và hàm lượng calo cao.
Đồ dùng thực phẩm phải được khử trùng, hoa quả phải được rửa sạch sẽ, gọt vỏ.
asiancancer.com.vn