Các phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương có chữa được không? Ung thư xương sống được bao lâu? Điều trị ung thư xương như thế nào? luôn là những thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Trong tất cả các bệnh lý về xương thì ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm nhất. Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến xương dài tạo nên những cánh tay và chân.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương
Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

Cũng như các loại ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm ung thư xương. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Khi ung thư xương đã đến các giai đoạn sau và có xu hướng di căn sang các bộ phận khác như gan, phổi, thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn và cơ hội sống là rất thấp.

Các phương pháp điều trị ung thư xương

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và một riềm mô lành xung quanh nó.

Nếu ung thư xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, thì bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Đôi khi, bệnh nhân sẽ được thay thế xương ung thư bằng một thiết bị nhân tạo (lắp bộ phận giả) hoặc xương từ một phần khác của cơ thể hoặc của một người khác (ghép). Ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương
Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thưđang phân chia nhanh. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu, theo dòng máu đi khắp cơ thể.

Hóa trị thường được kết hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hóa trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hóa trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát.

Xạ trị

Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần.

Ngoài ra, ung thư xương cũng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác như điều trị bằng hóa chất, dùng hơi nước nóng…

Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương
Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Ung thư xương sống được bao lâu?

Tỉ lệ sống với mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào loại ung thư xương mà họ mắc phải và giai đoạn cụ thể của bệnh.

Đối với ung thư xương tạo xương điều trị bằng phẫu thuật ( thường là cắt cụt chi) tổn thương tiên phát có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm là 10 – 20%. Phần lớn bệnh nhân tử vong trong 2 năm đầu.

Với hoá trị liệu bổ trợ sau phẫu thuật cắt cụt chi hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u tại chỗ, sự di căn phổi giảm đáng kể, tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 60%.

Đối với bệnh nhân mắc ung thư sụn nguyên phát nếu phẫu thuật triệt để sẽ có kết quả sống trên 5 năm ở hầu hết các u giai đoạn I, và được tỷ lệ sống trên 5 năm giảm đáng kể ở giai đoạn III.

Với người mắc Sarcoma Ewing đã di căn đến phổi nếu sử dùng biện pháp xạ trị kết hợp với hoá trị u nguyên phát có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm đến 60%.

Nếu mắc phải Sarcoma xơ thì sẽ điều trị bằng cách loại bỏ khối u nguyên phát tại chỗ, phần lớn số ca cần phải cắt cụt. Xạ trị và hoá trị ít tác dụng. Tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 30 – 35%.

Tỷ lệ sống trên 5 năm là 35 – 50% sau khi xạ trị với bệnh nhân mắc u lymphô ác tính. Khi bệnh tiến triển, cần phối hợp xạ trị với hoá trị, các báo cáo cho thấy tỷ lệ sống trên 5 năm là 23%.

Với những triệu chứng ung thư xương, nếu bạn phát hiện bệnh sớm, phẫu thuật cắt bỏ u rộng rãi, phối hợp với tia xạ hoặc hóa chất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống.

>>> Xem thêm: Bệnh ung thư nên ăn uống gì