Bệnh ung thư vú nên uống thuốc gì?

Ung thư vú là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao. Vậy, bệnh nhân ung thư vú nên uống thuốc gì để điều trị bệnh?

Ở Việt Nam mỗi năm có thêm 12.000 ca mới mắc bệnh ung thư vú. Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá, gây nên nỗi sợ hãi cho nhiều chị em phụ nữ. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y và Đông y mà bệnh nhân mắc ung thư vú nên sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư.

Bệnh ung thư vú nên uống thuốc gì?
Bệnh ung thư vú nên uống thuốc gì?

Một số loại thuốc Tây y

Lapatinib (Tykerb)

Lapatinib đã được cơ quan Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA cấp phép dùng cho những phụ nữ có khối u HER2 dương tính phát triển mặc dù đã được điều trị bằng hoá liệu pháp và thuốc Herceptin (trastuzumab).Lapatinib có dạng viên và thường phải dùng kết hợp với capeccitabine. Một thử nghiệm lâm sàng trên 400 phụ nữ mắc ung thư vú với 2 loại thuốc trên cho thấy thời gian để ung thứ vú phát triển trở lại là dài hơn khi chỉ dùng capeccitabine (27 tuần so với 19 tuần). Lapatinib cũng có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc điều trị hormone. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê, phát ban, đau tay, chân và các triệu chứng khác về tim. Cần báo ngay cho bác sĩ khi bệnh nhân thấy cơ thể có dấu hiệu gặp phải các tác dụng phụ trên.

Bevacizumab (Avastin)

Bevacizumab là một loại thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, tại Mỹ Bevacizumab bị cấm sử dụng để điều trị ung thư vú, chủ yếu chỉ để điều trị một số loại ung  khác  như phổi, thận, não, ruột kết. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mặc dù Avastin có thể làm chậm sự phát triển của ung thư vú nhưng nó không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và cũng không giúp họ sống lâu hơn.

Everolimus (Afinitor)

 Năm 2007 FDA đã phê duyệt cho sử dụng thuốc Everolimushco điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone , HER-2 âm tính, ở phụ nữ hậu mãn kinh (thường sử dụng kết hợp với exemestane). Liều khuyến cáo của Everolimus là 10 mg, uống mỗi ngày. Bệnh nhân có các phản ứng bất lợi hoặc gặp những dấu hiệu như: viêm dạ dày, nhiễm trùng, tiêu chảy, nổi mẫn đỏ, chán ăn, mệt mỏi, khó thở… thì nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định giảm liều dùng hay ngưng sử dụng thuốc.

Bệnh nhân chỉ sử dụng các loại thuốc trên khi có sự đồng ý của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng và cách dùng vì như vậy sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Bệnh ung thư vú nên uống thuốc gì?
Bệnh ung thư vú nên uống thuốc gì?

Một số phương thuốc Đông y

Bài thuốc dành cho bệnh nhân có triệu chứng sắc mặt vàng héo, người gầy yếu, miệng đắng họng khô, lưỡi đỏ không có rêu, tinh thần và ăn uống còn được… đã được chuẩn đoán ung thư tuyến vú di căn bên phải tuyến dịch lim-pha.

Các vị thuốc cần dùng: Thố hương phụ (9), Xuyên  giáp châu (9), Trần bì (9), Toàn qua lâu (15), Bồ công anh (12), Mạch nha (9), Sài hồ (9), Ti qua (15), Hải tảo (9), Cốc đạo nha (9), Xuyên bối mẫu (9),  Tam lăng (9).

Tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang

Bài thuốc dành cho những người bị ung thư tuyến vú, khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác, ăn uống không được, chân tay mỏi rã rời…

Các vị thuốc cần dùng: Hoàng cầm (15 vị), Sài hồ (15 vị), Trần bì (30), Qua lâu (30), Tô tử (30), Đẳng sâm (30), Thạch cao (30), Đại táo (10),  Bạch thược (30), Cam thảo (6), Xuyên tiêu (5), Hạ khô thảo (30), Mẫu lệ (30).

Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Sắc 2 lần, mỗi lần 3 chén sắc còn 1 chén. Nên duy trì và uống đều đặn để việc điều trị bệnh được hiệu quả.

Các vị thuốc trên chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư chứ không hoàn toàn có tác dụng chữa khỏi. Bệnh nhân khi mắc bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách trị bệnh, không nên tự ý ở nhà và tự mình điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Tùy vào cơ địa và sự hấp thu mà mỗi bệnh nhân có kết quả khác nhau khi sử dụng các bài thuốc này, nhưng chúng hoàn toàn vô hại, không để lại tác dụng phụ và có thể dùng song song với các phương pháp Tây y một cách hiệu quả.