Một số cách chữa trị bệnh ung thư mới
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học, nhiều cách chữa trị bệnh ung thư mới đã ra đời. Điều này đã đem lại niềm hi vọng và cơ hội sống mới cho những bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Chữa trị bệnh ung thư bằng HIV
Đây tưởng chừng là điều hi hữu, không thể tin được, nhưng sự thật nó đã xảy ra. Mối liên hệ giữa bạch cầu và vi rút HIV được phát hiện vào năm 2006. Timothy Wood là người dương tính với vi-rút HIV, anh được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML). Tuy nhiên, sau khi được cấy ghép tủy xương từ một người có đột biến di truyền hiếm gặp, bệnh của Wood đã tiến triển tốt và vi-rút HIV cũng biến mất khỏi cơ thể. Wood trở thành người đầu tiên được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV – AIDS.
Từ đó, tiến sĩ Carl June tại trường Y Pennsylvania và các cộng sự đã nghiên cứu và phát triển liệu pháp chữa bệnh bạch cầu bằng vi rút HIV. Phương pháp này được thử nghiệm thành công trên 30 người (23 người sống, 19 người khỏi bệnh).
Các chuyên gia đã lấy hàng tỷ tế bào T từ cơ thể bệnh nhân rồi cấy ghép các vi-rút HIV đã bị khử hoạt tính vào chúng trong phòng thí nghiệm. Các tế bào ‘sát thủ hàng loạt’ này sau đó sẽ được đưa trở lại cơ thể để tiêu diệt ung thư và nằm im cho tới khi ung thư lại xuất hiện.
Một ví dụ điển hình cho hiệu quả của cách trị ung thư này đó là anh Marshall Jensen, 30 tuổi đến từ bang Utah. Là một trong 30 người tham gia thí nghiệm trên của tiến sĩ June, Jensen được cấy một dạng vi rút HIV vô hại đã được lập trình để tấn công tiêu diệt tế bào ung thư vào các tế bào máu trắng. Sau đó, căn bệnh ung thư máu của anh hoàn toàn được chữa khỏi trong sự bất ngờ của tất cả mọi người.
Hiện, tiến sĩ June và các cộng sự đang xem xét việc sử dụng liệu pháp chữa trị bằng HIV đối với các dạng ung thư khác và hi vọng một điều kì diệu mới sẽ xảy ra với các bệnh nhân ung thư.
Chữa ung thư bằng tế bào gốc
Chữa trị bệnh ung thư bằng tế bào gốc là một phương pháp mới, được ứng dụng khoảng 8 năm trên thế giới và chỉ mới khoảng hơn 2 năm tại Việt Nam. Phương pháp này được Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu thực hiện từ đề tài “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng”. Đây cũng là đề tài cấp nhà nước độc lập đầu tiên được Bộ khoa học và công nghệ cho phép bệnh viện TW Huế triển khai.
Cách trị bệnh này được áp dụng cho những bệnh nhân mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng đã điều trị thất bại bằng các phương pháp phổ biến ở Việt Nam hiện nay, hoặc bệnh nhân giai đoạn muộn.
Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân ung thư của họ bằng tế bào gốc tạo máu, nằm trong nhóm tế bào trưởng thành và đã có những thành công bước đầu.
Bệnh nhân Trần Thị Thu (49 tuổi), trú tại phường Kim Long (TP Huế) nhập viện TW Huế ngày 11/12/2013 trong tình trạng mệt, bụng căng to, khó thở. Sau khi làm xét nghiệm và hội chẩn các bác sĩ kết luận chị bị ung thư buồng trứng giai đoạn, tiện lượng tỷ lệ tử vong cao, khó phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Tuy nhiên, sau khi được điều trị ung thư bằng phương pháp tế bào gốc sức khỏe chị đã có những chuyển biến tốt và gần như bình phục hoàn toàn.
Phương pháp cấy ghép tế bào tạo máu tự thân cũng giúp bệnh nhân Đinh Thị Liễu, (SN 1962, huyện Yên Thành, Nghệ An) điều trị thành công ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là phương pháp điều trị hiện đại đang được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý ác tính về máu và ung thư tại nhiều nước trên thế giới. Mặc dù chưa được ứng dụng rộng rãi, nhưng những thành công bước đầu của Việt Nam khi sử dụng phương pháp này đã mở ra ánh sáng và niềm hi vọng mới cho các bệnh nhân mắc ung thư.