Ung thư vòm họng

1.      Vòm họng và ung thư vòm họng

ung thu vom hong

Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm.

Ung thư vòm họng (K vòm) là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng.

2.      Vì sao bị mắc ung thư vòm họng?

ung thu vom hong

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định chính xác.  Mặc dù vậy, nhiễm virus Epstein-Barr có thể liên quan đến bệnh nhưng chưa chứng minh được đầy đủ. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy có những mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của tế bào trong vòm họng nhưng nhiều trường hợp khác, nhiễm virus Epstein-Barr lại phục hồi hoàn toàn.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh cũng chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng có một số yếu tố nguy cơ hay gặp ở người châu Á:

  • Tiền sử uống nhiều rượu, hút thuốc lá, thuốc lào
  • Chế độ ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối)

3.        Ung thư vòm họng hay xảy ra với người Việt Nam như thế nào?

Ung thư vòm họng là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ và là một trong mười ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.

4.        Phòng tránh ung thư vòm họng bằng cách nào?

ngua ung thuBệnh ung thư vòm họng phát sinh ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, để phòng bệnh điều quan trọng vẫn là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Hạn chế uống rượu, bia
  • Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối)

5.        Phát hiện sớm ung thư vòm họng bằng cách nào?

ung thu da dayPhát hiện sớm ung thư vòm họng mặc dù không dễ dàng nhưng điều quan trọng là cần có ý thức cảnh giác, đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa ung bướu khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi. Bệnh có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng. Mọi người nên đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Cảm thấy có khối bất thường vùng cổ hay họng
  • Đau họng
  • Khó thở hoặc khó nói
  • Chảy máu cam
  • Ngạt tắc mũi kéo dài
  • Khó nghe
  • Đau hoặc ù tai
  • Đau nửa đầu

Các thầy thuốc tai mũi họng khám nếu phát hiện có u sẽ làm sinh thiết để chẩn đoán xác định xem có phải khối u đó là ung thư hay không.

6.         Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?

  • Xạ trị là phương thức điều trị chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng.
  • Hóa trị liệu: Khi toàn trạng chung của người bệnh tốt và trong các cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm, người bệnh có thể được cân nhắc xạ trị phối hợp với hóa trị liệu. Hóa trị liệu kết hợp có thể làm tăng hiệu quả của điều trị chính nhưng làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí và người bệnh sẽ phải chịu thêm những tác dụng phụ của điều trị.
  • Khi bệnh đã có di căn xa, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
  • Tham khảo tại đây bài viết: >> Ung thư vòm họng có chữa được không

7.         Người mắc ung thư vòm họng nên ăn uống như thế nào?

ngăn ngừa ung thư ganNói chung, người bệnh không cần thực hiện chế độ ăn đặc biệt nhưng nên chú ý một số điều như sau:

  • Nên ăn thức ăn lỏng
  • Chế độ ăn đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng
  • Vệ sinh miệng, họng tốt hàng ngày.

8.           Sau điều trị, người bị ung thư vòm họng nên vận động và làm việc như thế nào?

Không có một chế độ vận động và làm việc đặc biệt cho người bệnh ung thư vòm họng. Sau điều trị, người bệnh nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái. Thực hiện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị.

9.            Hy vọng cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống như thế nào đối với người mắc ung thư vòm họng?

Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:

  • Giai đoạn I:   72%
  • Giai đoạn II:  64%
  • Giai đoạn III:  62%
  • Giai đoạn IV: 38%

TS. Nguyễn Thanh Tùng

Nguồn: ungbuou.vn